Đội đặc nhiệm Russian Alsos

Ngày 18/9/1944, một sắc lệnh được ký qua đó thành lập một đội đặc nhiệm nằm trong biên chế của NKVD để hỗ trợ trong việc thuyết phục các nhà khoa học Đức sang phục vụ cho Liên Xô. Trưởng nhóm là Trung tướng Avram Pavlovich Zavenyagin.[5][6]

Ngày 23/3/1945, tại phòng làm việc của Stalin, Lavrentiy Beria đã đề xuất lập một đội đặc biệt gồm có các nhà khoa học để gửi đến Đức để nghiên cứu về kỹ thuật hạt nhân và các nhà khoa học của Đức. Ngay hôm sau, Beria đã chỉ đạo Igor' Vasil'evich Kurchatov, khi đó đang là giám đốc của phòng thí nghiệm số 2,[7] lập danh sách các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô để chuẩn bị sang Đức, Áo, và Tiệp Khắc để thu thập thông tin công nghệ hạt nhân. Ngay ngày hôm đó, Beria cũng đã ký một chỉ thị bổ nhiệm cấp phó của mình, Zavenyagin, phụ trách hoạt động xác định vị trí và đưa về Liên Xô các nhà khoa học nguyên tử Đức hoặc bất kỳ người nào khác có thể sử dụng cho dự án bom nguyên tử của Liên Xô. Theo đó, nhóm sẽ hoạt động cùng với lực lượng phản gián đặc biệt SMERSH của quân đội. Lev Andreevich ArtsimovichYulij Borisovich Khariton là hai nhà khoa học chịu trách nhiệm cố vấn cho chương trình. Trong khi toàn bộ các nhà khoa học còn lại thuộc viện nghiên cứu số 2 về nguyên tử của Liên Xô, được gửi sang Đức.[8][9]

Nhóm chính-hoạt động tại Đức

Trận đánh Berlin là một trong những trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh thế giới 2 tại chiến trường châu Âu. Berlin cũng là nơi tập trung các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu ở vùng ngoại ô, nên đây cũng là mục tiêu chính để nhóm thu thập tinh tức tình báo về chương trình hạt nhân của Đức. Việc thu thập phải diễn ra khẩn trương do quân đội Hoa Kỳ đang tiến gần tới Berlin. Các đơn vị Hồng quân Liên Xô đã phá vỡ bức tường phòng thủ Berlin vào ngày 25/4/1945,[6] và Berlin thất thủ ngày 2/5. Nhóm thu thập tin tức tình báo chính, dẫn đầu bởi Thượng tướng Zavenyagin đã đến Berlin vào ngày 3/5; bao gồm Thượng tướng V. A. Makhnjov, và nhà khoa học hạt nhân Yulij Borisovich Khariton, Isaak Konstantinovich Kikoin, và Lev Andreevich Artsimovich. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của cả nhóm nghiên cứu là Kaiser-Wilhelm Institut für Physik (KWIP, Viện nghiên cứu vật lý Kaiser Wilhelm), Đại học Berlin, và Technische Hochschule Berlin.[10]

Tuy nhiên, viện nghiên cứu vật lý Kaiser Wilhelm trước đó phần lớn đã được chuyển đến Hechingen trong giai đoạn 1943-1944, khu vực rìa Black Forest, mà bây giờ thuộc vùng kiểm soát của người Pháp. Điều này tạo vận may cho người Mỹ khi họ dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn các nhà khoa học hạt nhân người Đức (Xem thêm Sứ mệnh AlsosChiến dịch Epsilon). Phân viện duy nhất vẫn còn nằm ở Berlin là phân viện nghiên cứu vật lý nhiệt độ thấp, do Ludwig Bewilogua đứng đầu.[11]